Tổng hợp thông tin về thiết bị lọc bụi túi vải

05/04/2021 Đăng bởi: NGUYỄN NGỌC THUẦN

 

Tại sao nhà máy cần xử lý bụi công nghiệp?

Các nhà máy nói chung và đặc biệt với các nhà máy xi măng, sản xuất bột đá vôi và các nhà máy thức ăn chăn nuôi nói riêng, thường phát sinh bụi trong quá trình vận hành và sản xuất. Bụi có thể xuất hiện trong tất cả các khâu từ quá trình vận chuyển, lưu kho, thu hồi, nhập nguyên liệu và trong chính quá trình xử lý. Do đó đặt ra các yêu cầu xử lý khí bụi thải đối với các nhà máy này để đảm bảo môi trường làm việc an toàn.

Thiết bị lọc túi vải

Bụi công nghiệp gây hại cho con người và môi trường

Những tác hại của khói bụi có thể kể đến như:

+ Gây cản trở tầm nhìn trong sản xuất, giảm tuổi thọ của máy móc.

+ Ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe con người và động vật, thực vật như:

  • Với da: bụi bám vào da tưởng như vô hại nhưng chúng có thể làm sưng tấy lỗ chân lông, gây bệnh viêm da dị ứng.
  • Với mắt: khi bụi bẩn trong ngành chế biến thực phẩm bám vào mắt sẽ gây các bệnh như viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc.
  • Với tai: bụi bám vào các ống tai lâu ngày sẽ gây viêm tai giữa, năng hơn là tắc ống tai.
  • Với hệ tiêu hóa: các loại bụi hạt to khi vào bên trong cơ thể có thể gây trầy xước niêm mạc dạ dày, viêm loét hoặc rối loạn tiêu hóa.
  • Với đường hô hấp: bụi có thể gây viêm mũi, viêm khí quản. Thậm chí những hạt bụi mịn khi vào đến phế nang sẽ gây bệnh bụi phổi.

Để hạn chế tác động tiêu cực của bụi, hệ thống lọc bụi túi vải đã ra đời. Hệ thống lọc bụi túi vải có đặc điểm là tính linh hoạt cao trong lắp đặt ứng dụng. Hệ thống lọc bụi túi vải là hệ thống xử lý bụi trong không khí, để khí thoát ra khỏi hệ thống là khí sạch đã được loại bỏ hoàn toàn bụi lơ lửng. Thiết bị lọc bụi túi vải là một trong những phương pháp lọc bụi công nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Thiết bị lọc túi vải là gì?

Thiết bị lọc túi vải

Hệ thống túi lọc bụi bằng vải là hệ thống xử lý bụi bằng thiết bị lọc túi vải trong không khí, để khí thoát ra khỏi hệ thống là khí sạch đã được loại bỏ hoàn toàn bụi lơ lửng. Vật liệu lọc là các loại vải không dệt tổng hợp hoặc có nguồn gốc tự nhiên được may thành dạng túi. Lượng bụi được lọc có thể được thu lại khi rơi xuống đáy thông qua thiết bị được gắn ở đây. Thường sử dụng là valve xoay hoặc vít tải được sử dụng để đưa các vật liệu này ra ngoài.

Tại sao nên sử dụng lọc bụi túi vải để xử lý bụi?

  • Hệ thống túi lọc bụi túi vải công nghiệp có khả năng tùy biến cao, thích hợp với nhiều loại diện tích và yêu cầu lắp đặt.
  • Giải pháp này đáp ứng hầu hết các yêu cầu lọc bụi với khả năng lọc bụi siêu mịn tới kích thước 5 micron.
  • Hệ thống túi lọc bụi vải công nghiệp có thể kết nối được với nhiều thiết bị hỗ trợ và thiết bị giám sát như đồng hồ đo áp, các thiết bị giám sát an toàn mà không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.
  • Việc thiết kế hệ thống có thể được tùy biến để tiện lợi theo mỗi yêu cầu lắp đặt.
  • Dễ dàng vận hành và bảo trì.
  • Thiết bị sản xuất tiện lợi để thay thế các vật liệu lọc.
  • Vật liệu lọc thường có giá trị thấp, tùy thuộc vào một số yêu cầu nhất định mà sẽ yêu cầu các vật liệu lọc giá trị cao hơn như vải chống tĩnh điện, chống cháy…

Nguyên lý hoạt động của thiết bị lọc túi vải

Nguyên lý lọc bụi của vải trong xử lý khí thải như sau: cho không khí lẫn bụi đi qua 1 tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng này giữ được cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ .

thiết bị túi lọc vải

Nguyên lý hoạt động của thiết bị túi lọc vải

Hiệu quả lọc đạt tới 99,8% và lọc được cả các hạt rất nhỏ là nhờ có một lớp trợ lọc. Sau 1 khoảng thời gian lớp bụi sẽ rất dày làm sức cản của màng lọc quá lớn, ta phải ngưng cho khí thải đi qua và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải. Thao tác này được gọi là hoàn nguyên khả năng lọc.

Đặc điểm của thiết bị lọc túi vải

  • Vải lọc có thể là vải dệt hoặc không dệt hoặc hỗn hợp cả 2 loại. Chất liệu làm vải lọc thường là các sợi tổng hợp, ít bị ngấm hơi ẩm, bền chắc. Chiều dày vải lọc càng dày thì hiệu quả lọc càng cao.
  • Thông thường, các loại sợi thường dùng thường có đường kính lớn, chiều dày tấm vải thường trong khoảng 0,3mm, trọng lượng khoảng 300-500 g/ m2. Đối với loại vải không dệt thường làm từ sợi len hay bông thô, người ta trải sợi thành các màng mỏng và đưa qua máy định hình để tạo các tấm vải thô có độ dày khoảng 3-5 mm. Với loại vải hồn hợp là vải dệt sau khi được xử lý bề mặt bằng keo hoặc sợi bông mịn chúng có độ dày 1,2- 5 mm ( thường được nhập từ nước ngoài)
  • Vải lọc thường được may thành túi lọc có đường kính d = 125 – 250 mm hay lớn hơn và có chiều dài từ 1,5 đến 2m. Ngoài ra cũng có khi được may thành hình chữ nhật có chiều rộng b = 20 – 60 mm, chiều dài l = 0.6- 2 m.
  • Đối với một thiết bị lọc bụi túi vải có thể gồm vài trăm túi lọc. Khi thiết bị hoạt động, thì túi vải tự căng ra thành hình trụ tròn.
  • Bao trong túi là khung căng túi với chất liệu kim loại, có thể tháo rời khung và túi lọc trong quá trình bảo trì và thay thế .Khoảng cách giữa các túi trong thiết bị thường từ 30- 100 mm.

Vải lọc phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

  • Khả năng chứa bụi cao và sau khi phục hồi đảm bảo hiệu quả lọc cao
  • Giữ được khả năng cho khí xuyên qua tối ưu
  • Có độ bền cơ học cao khi nhiệt độ cao và môi trường ăn mòn
  • Có khả năng phục hồi cao
  • Giá thành thấp
Viết bình luận của bạn:
icon icon icon